
|
Chi tiết tin
Phòng bệnh là vấn đề chính của Y tế dự phòng.
Phòng bệnh luôn luôn tốt hơn chữa bệnh.
Vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả để bảo vệ cho người tiêm không mắc bệnh và tránh xảy ra các vụ dịch lớn ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng.
Phòng bệnh luôn luôn tốt hơn chữa bệnh.
Vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả để bảo vệ cho người tiêm không mắc bệnh và tránh xảy ra các vụ dịch lớn ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng. Sử dụng vắc xin sẽ phòng được bệnh khi tiếp xúc với người bệnh. Vì vậy vắc xin giúp phòng bệnh truyền nhiễm, bảo vệ cuộc sống và giúp kiểm soát rất nhiều bệnh truyền nhiễm trước đây đã từng xảy ra thường xuyên như bại liệt, sởi, bạch hầu, ho gà, rubella, quai bị, uốn ván, và (viêm phổi, viêm màng não) do hip,.v.v.
Tiêm vắc xin cho trẻ em quan trọng vì:
Nếu trẻ không được tiêm chủng đầy đủ sẽ có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm cao, chi phí để điều trị thường tốn kém, chưa kể tới việc phải nghỉ học, nghỉ làm và thêm nhiều người chăm sóc, thậm chí thiệt hại do tử vong không thể tính được bằng tiền.
Đưa trẻ đi tiêm và uống vắc xin đúng lịch, đầy đủ sẽ tránh được bệnh tật, tử vong do bệnh truyền nhiễm.
Các bậc cha mẹ, khi đưa con đi tiêm chủng cần lưu ý:
1. Mang theo sổ hoặc phiếu tiêm chủng.
2. Thông báo với cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe hiện tại của con mình như; trẻ đang bệnh, đang dùng thuốc, bệnh mãn tính, dị tất bẩm sinh, tiền sử sinh non hoặc dị ứng, .v.v. Đặc biệt có các phản ứng mạnh lần tiêm chủng trước với các biểu hiện sốt cao, quấy khóc kéo dài, phát ban,…
3. Đề nghị cán bộ Y tế thông báo cho biết loại vaccine trẻ được tiêm chủng lần này, những phản ứng có thể gặp, hướng dẫn theo dõi, chăm sóc trẻ sau tiêm chủng.
4. Trong khi tiêm, ẵm và giữ bé đúng tư thế theo hướng dẫn.
Phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng:
+ Sau tiêm chủng trẻ có thể có một số các phản ứng thông thường như sốt nhẹ, đau hoặc sưng nhẹ chỗ tiêm, .. các phản ứng này tự khỏi trong vòng 1 ngày.
+ Các phản ứng nặng thường rất hiếm gặp như sốc phản vệ, cần được phát hiện sớm, xử lý kịp thời tại cơ sở y tế.
Đưa ngay bé đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất nếu bé có một trong các biểu hiện sau:
+ Sốt cao trên 390C, uống thuốc không giảm.
+ Co giật
+ Li bì, mệt lả
+ Bú kém, bỏ bú
+ Phát ban
+ Tím tái, khó thở
+ Khóc thét
Nguồn: Khoa KSBT, HIV/AIDS và TTGDSK
Danh sách tin
Lượt truy cập
Đang truy cập: 51
Hôm nay: 1
Tổng lượt truy cập: 4127